Ninh Thuận: Hàng trăm đoàn viên, thanh niên tham gia Tết trồng cây
Dạo một vòng quanh khu vực bán hoa lớn nhất ở thị trấn Hà Lam, H.Thăng Bình (Quảng Nam), những dải cúc dài tít tắp được sắp xếp ngăn nắp hệt như một tấm thảm vàng dưới ánh nắng ấm áp những ngày cuối năm. Thế nhưng, đây cũng là dấu hiệu buồn của những người bán hoa. Đã đến những ngày cao điểm nhưng lượng hoa được khách mua rất ít, cả khu vực hoa vô cùng rộng lớn đa phần vẫn còn nguyên. Nhiều người bán tại đây dự báo một mùa kinh doanh hoa tết không mấy khả quan.Thấy khá ít người đến chọn mua, hỏi anh Nguyễn Thành Luân (32 tuổi), đang kinh doanh hoa tại khu vực bán hoa về lượng khách năm nay thì anh nói: "Khách năm nay khá ít, nhập về 300 chậu cúc mà mới bán được 50, còn 250 chậu chưa động tĩnh gì đây. Năm trước nhập về đến 400 chậu mà cùng thời điểm này đã bán được 1 nửa rồi".Anh Luân cho biết người bán hoa chỉ hy vọng vào 3 ngày cao điểm nhất là 25, 26 và 27 tháng chạp. Còn thường 28 tháng chạp người dân sẽ đi mua hoa theo tâm lý mua hàng ế, hàng rẻ. Nhưng 2 ngày 25, 26 này cũng chỉ lác đác người đi mua. Chủ nhân của 300 chậu hoa cúc các loại tại đây dự tính: "Chắc không khả quan gì. Chắc năm nay không thể nào bán hết được từng này hoa. Lượng khách thế này thì thua rồi".Anh Luân cho biết mỗi mùa hoa dịp tết như này anh sẽ lời được tầm 10-20 triệu đồng. "Có năm thì được, có năm thua lỗ trầm trọng. Cách đây 2 năm là lỗ, cả khu vực này không ai bán được gì luôn. Năm nay tình hình này cũng không mấy khả quan", anh Luân nói.Khu vực hoa của anh Luân dù chỉ lác đác vài người đến mua, nhưng đã được cho là bán chạy nhất ở khu vực này. Một chủ nhân bán hoa khác ở đây đi ngang qua khu vực hoa của anh Luân nói: "Nhường bớt khách lại cho tụi em đi, ngồi ngáp ngắn ngáp dài không à". Theo anh Luân thì thực chất năm này kinh tế nhìn chung khó khăn hơn năm ngoái nên đây cũng là lý do khiến lượng khách mua hoa cũng ít. Cũng dự đoán được tình hình này nên lượng hoa anh nhập về không nhiều bằng năm trước.Trước đây làm tại TP.HCM, nhưng từ sau khi cưới vợ anh Luân quyết định về quê để sinh sống và lập nghiệp. "Về quê làm dễ thở hơn, chi phí cũng đỡ hơn nhiều. Về quê vẫn làm xây dựng như ở TP.HCM, tết đến thì nhập hoa về bán kiếm thêm", anh Luân kể.Tất cả tiểu thương ở đây đa phần đều kinh doanh hoa vào dịp tết để kiếm thêm thu nhập, mong có đồng vào đồng ra để đón tết ấm hơn. Nhưng với lượng khách chỉ lác đác như năm nay, ai cũng bán hoa trong trạng thái lo lắng.Một người kinh doanh hoa tại khu vực này nói: "Bán hoa chủ yếu đam mê thôi, chứ lời lỗ chi. Như kiểu bỏ ra đống tiền rồi ngồi trên đống lửa vậy đó. Không biết bán có được không, lo lắng đủ thứ".Đến mua hoa nhưng sau khi tham khảo một vòng thấy giá hoa cúc pha lê, đại đóa khá cao so với kinh phí dự kiến nên Nguyễn Thị Kim Thoa (29 tuổi), làm nhân viên cho một công ty về thiết kế tại TP.Thủ Đức, TP.HCM về quê tại H.Thăng Bình (Quảng Nam) để đón tết, quyết định chỉ mua 2 chậu cúc mâm xôi cho bớt chi phí.Thoa nói: "Mấy năm mình hay mua các chậu cúc lớn để chưng ở nhà. Năm nay dù giá hoa cúc không quá cao, có loại cũng rẻ hơn so với năm ngoái nhưng kinh tế khó khăn nên mình không dám chi nhiều. Hơn nữa tình hình bây giờ biến động nhiều, ngành thiết kế của mình cũng đang dần được thay thế bằng công nghệ nên không biết sẽ thất nghiệp lúc nào. Chính vì thế, tiết kiệm được khoản nào hay khoản đó, để lỡ thất nghiệp còn có ít vốn tính toán công việc khác".Thoa cũng cho rằng tình hình chung chắc năm nay mọi người cũng gia giảm chi tiêu sắm tết. Riêng gia đình Thoa chỉ sắm những thứ cần thiết, không quá cầu kỳ vào khâu trang trí nhà cửa đón tết.LEGO ra mắt ‘Friends Universe’ hướng đến game thủ nhí
Honda SH350i 2021 nhập từ Ý có giá bán đồn đoán cao hơn gần 4 lần so với SH150i lắp ráp tại Việt Nam
Dẫn lối đam mê
Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ, không khí đón năm mới rộn ràng khắp nơi. Nhiều người gác lại công việc thường nhật để về sum họp gia đình. Thế nhưng, những công nhân, kỹ sư thi công cầu vượt QL61, nút giao IC4 thuộc cao tốc Cần Thơ - Cà Mau (H.Phụng Hiệp, Hậu Giang) vẫn tất bật trên công trường.Theo ghi nhận của PV Thanh Niên, tiếng máy móc, phương tiện thi công rền vang trên công trường. Bất chấp thời tiết đỉnh nắng trong ngày, các kỹ sư, công nhân vẫn miệt mài làm việc. Trong bữa cơm giờ giải lao, ai nấy đều ăn vội để nhanh chóng bắt tay làm nhiệm vụ. Nỗi nhớ nhà của mọi người dường như bị lắng xuống, vì vượt lên trên hết là sự quyết tâm góp sức hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc về đích trước 31.12.2025.Anh Lê Huy Báo, chỉ huy mũi thi công cầu vượt QL61 (Công ty CP đầu tư xây dựng ĐMA) cho biết, lúc này công ty đang duy trì đội thi công từ 7 – 10 người, nỗ lực làm việc trên tinh thần "vượt nắng, thắng mưa" để lao lắp dầm cầu, gia công cốt thép, lắp đặt khe co giãn, làm dầm ngang. "Ngày tết rồi nên anh em tranh thủ từng giờ một, quyết tâm hoàn thành mục tiêu. Chẳng hạn, hôm nay bộ phận lao lắp dầm cầu phải xong 5 phiến mới nghỉ. Không kể thời gian, giờ giấc, còn việc thì sẽ làm xuyên ngày, xuyên đêm", anh Báo nói.Đến nay, dự án cầu vượt QL61 đã đạt 80% hợp đồng. Song, với sự khẩn trương đưa công trình về đích càng sớm càng tốt, các công nhân, kỹ sư vẫn nỗ lực làm việc đến hết 29 tết. Mọi người chỉ nghỉ ngơi mùng 1 - 2, đến mùng 3 tết thi công trở lại. Không có nhiều thời gian, nhiều công nhân, kỹ sư quyết định ăn tết trên công trường. Tinh thần này được quán triệt từ trước nên mọi người rất vui vẻ ở lại.Sau nhiều năm làm công nhân, năm nay là năm đầu tiên anh Trần Văn Tân (34 tuổi, H.Châu Thành, Kiên Giang) ăn tết trên công trường. Anh Tân cho biết, ở quê nhà anh có vợ và 2 con, bé nhỏ 1 tuổi, bé lớn mới 3 tuổi. Công ty hiểu hoàn cảnh, sự nỗ lực của các anh, chị em công nhân nên đã giải quyết sớm vấn đề lương thưởng, chế độ để mọi người gửi về cho gia đình mua sắm tết. Tết xa nhà nhưng được sự quan tâm của lãnh đạo công ty, đồng nghiệp nên ai cũng ấm lòng."Trước tết, tôi đã gửi quà về để vợ mua sắm đồ tết cho các con. Cảm giác nhớ gia đình là có, nhưng đón tết trên công trường cao tốc cũng có cái vui riêng. Anh em ở đây luôn chia sẻ, động viên và tạo niềm vui cho nhau. Vợ tôi rất đồng cảm, vì cũng như nhiều bà con miền Tây, rất mong cao tốc nhanh chóng hoàn thành", anh Tâm chia sẻ.Nguyễn Duy Thái (18 tuổi, H.U Minh Thượng, Kiên Giang), cho biết mình là một trong những công nhân nhỏ tuổi nhất tại mũi thi công cầu vượt QL61. Vì vậy, mọi người đều giành sự ưu tiên, muốn cho về quê ăn tết sớm, nhưng Thái từ chối."Nói không nôn nao về quê ăn tết là nói dối, nhưng tôi nghĩ nếu về thì người ở lại sẽ thêm phần vất vả. Mình có sức trẻ mà để mọi người cáng đáng công việc của mình thì sao vui được. Tôi ở miền Tây nên biết bà con ở đây rất mong cao tốc Cần Thơ - Cà Mau sớm đưa vào sử dụng. Muốn vậy, các công nhân, kỹ sư tham gia vào công trình này phải có ý thức đồng lòng thực hiện, sẵn sàng cùng nhau vượt khó để đảm bảo tiến độ thi công", Thái bộc bạch.Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam đoạn Cần Thơ - Cà Mau có chiều dài tuyến chính 110,85 km. Công trình chia làm 2 dự án thành phần, gồm: đoạn Cần Thơ - Hậu Giang và đoạn Hậu Giang - Cà Mau, tổng mức đầu tư 27.523 tỉ đồng, khởi công ngày 1.1.2023. Theo BQL dự án Mỹ Thuận (chủ đầu tư, thuộc Bộ GTVT), tính đến ngày 24.1, khối lượng thi công 2 dự án thành phần đã đạt 58%. Trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, đa số các nhà thầu trên 2 dự án thành phần sẽ tổ chức thi công xuyên tết trên công trường. Tuy nhiên, do các mỏ vật liệu, các đơn vị vận chuyển, nhà cung cấp nghỉ trong 3 ngày 29, 1, 2 (âm lịch) nên để đảm bảo tiến độ dự án, các đơn vị đang tổ chức thi công tăng ca, tăng kíp những ngày trước tết. Theo đó, ở cả 2 dự án, có 234 mũi thi công và 2.881 nhân sự, cùng 926 thiết bị máy móc đang làm việc ngày, đêm. Các hoạt động chủ yếu là thi công lu lèn nền đường, đắp gia tải, đắp lề, bờ bao, thi công đóng cọc, gác dầm, đổ bê tông bản mặt cầu. Các nhà thầu cũng tăng công suất tập kết vật tư, vật liệu về bãi tập kết để triển khai thi công trong dịp tết và triển khai song song các công tác không chịu ảnh hưởng bởi nguồn vật liệu như hoàn thiện phần đường.
Chúng tôi ghé thăm xã Xy (H.Hướng Hóa), một xã biên giới cách TP.Đông Hà (Quảng Trị) gần 100 km. Tại đây, Hội đồng Đội thuộc Tỉnh đoàn Quảng Trị phối hợp với Báo Thanh Niên tổ chức khởi công công trình "Ngôi nhà khăn quàng đỏ" cho em Hồ Thị Tăng (học lớp 9B, Trường tiểu học và THCS Xy). Dù trải qua quãng đường xa, nhưng cảm giác mệt mỏi của chúng tôi tan biến khi thấy nụ cười hạnh phúc của Tăng.Hồ Thị Tăng là 1 trong 9 hoàn cảnh được Hội đồng Đội tỉnh Quảng Trị trao tặng "Ngôi nhà khăn quàng đỏ". Hoàn cảnh gia đình Tăng hết sức khó khăn, 7 người sống trong căn nhà sàn xập xệ, bố khuyết tật, mẹ thường xuyên đau ốm, người anh cả phải nghỉ học để phụ giúp công việc nương rẫy, người chị gái của Tăng thì nghỉ học lấy chồng sớm… Tăng cũng đang có nguy cơ phải bỏ học sớm để mưu sinh như anh chị của mình."Cảm ơn các cô chú, anh chị đã trao tặng gia đình em căn nhà này. Em luôn ước mơ có một căn nhà vững chắc để bố mẹ ở, và em có nơi yên tâm học hành. Em sẽ cố gắng học tập thật tốt để xứng đáng với món quà ý nghĩa này", Tăng chia sẻ.Đồng cảnh ngộ với Tăng, em Hồ Thị Lịch (học lớp 6A, Trường Phổ thông dân tộc nội trú H.Đakrông) cũng sinh ra trong một gia đình đông con. Bố mẹ không biết chữ, gia cảnh khó khăn nên các anh chị của Lịch chỉ học đến lớp 9. Song vượt qua mọi khó khăn, Lịch có thành tích học tập xuất sắc và là học sinh tiêu biểu của trường.Anh Phạm Xuân Khánh, Phó bí thư thường trực Tỉnh đoàn Quảng Trị, cho biết công trình "Ngôi nhà khăn quàng đỏ" đã góp phần giúp các em học sinh nghèo trên địa bàn có nơi ăn chốn ở ổn định, là điểm tựa vững chắc để các em tiếp tục thực hiện ước mơ."Ngôi nhà trao tặng em Hồ Thị Lịch là công trình đầu tiên trong 9 ngôi nhà được khởi công. Tính đến nay, đơn vị đã hoàn thành công tác khởi công, chỉ một thời gian ngắn nữa các em sẽ có một căn nhà khang trang, kiên cố để ổn định cuộc sống", anh Khánh nói.Thầy giáo Nguyễn Đắc Nhật Tân, Tổng phụ trách Đội Trường tiểu học và THCS Tân Hợp, H.Hướng Hóa, cho biết sau khi nhận được thông tin về kế hoạch từ cấp trên, liên đội đã triển khai nhiều hoạt động để học sinh của trường tham gia gây quỹ, ủng hộ xây nhà cho các bạn khó khăn."Liên đội đã triển khai phong trào kế hoạch nhỏ cho các bạn học sinh tham gia quyên góp phế liệu như vỏ lon bia, sách báo cũ… Dù không nhiều nhưng liên đội cũng đã cùng các liên đội khác trên toàn tỉnh đóng góp được một số tiền nhỏ vào quỹ xây dựng "Ngôi nhà khăn quàng đỏ", thầy Tân nói.Bắt đầu triển khai kế hoạch từ cuối năm 2024, sau hơn 3 tháng tích cực vận động, tuyên truyền và nhận được sự quan tâm của các cá nhân, tổ chức, Hội đồng Đội tỉnh Quảng Trị đã quyên góp được gần 700 triệu đồng để thực hiện 9 "Ngôi nhà khăn quàng đỏ" cho học sinh nghèo tại 8 huyện, thị và hướng đến các em học sinh đồng bào dân tộc thiểu số."Ngày 13.3 vừa qua, Hội đồng Đội tỉnh đã khởi công căn nhà cuối cùng. Đây là hoạt động thiết thực trước thềm đại hội Cháu ngoan Bác Hồ tỉnh Quảng Trị lần thứ 9 và cũng góp phần thực hiện hiệu quả đề án xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Quảng Trị", anh Khánh chia sẻ.
Một CLB của sinh viên miền Tây làm được nhiều việc giúp học sinh nghèo
Chiều 8.2.2025, theo ghi nhận của phóng viên Báo Thanh Niên tại nhiều giao lộ ở TP.HCM, đường sá khá thông thoáng, ít kẹt xe ngay cả khung giờ cao điểm. Người dân kiên nhẫn đợi hết đèn đỏ, không lấn làn, leo lề.Gần 6 giờ tối tại ngã tư Hàng Xanh, lượng xe vẫn khá đông vì đây là trục đường chính nhưng không xảy ra tình trạng ùn ứ. Người đi bộ thong dong qua đường. Khung cảnh dễ thở hơn rất nhiều so với cảnh ken đặc xe cộ thường thấy ở khu vực này.Cảnh tượng này là khá dễ hiểu, một phần vì chỉ mới qua Tết Nguyên đán, vẫn còn nhiều sinh viên và người đi làm chưa trở lại thành phố. Phần khác, có thể vì sau khi Nghị định 168 có hiệu lực, ý thức người dân cải thiện, chấp hành tốt các quy định giao thông nên giảm hẳn cảnh chen lấn, leo lề, vượt đèn đỏ,…Ông Dương Vinh Đống (làm bảo vệ một quán cà phê ngay góc ngã tư Hàng Xanh) chia sẻ từ sau khi Nghị định 168 có hiệu lực, ông không còn thấy cảnh người đi đường vượt đèn đỏ, chạy lên lề. "Tại tôi làm bảo vệ ở đây nên tôi biết, tôi canh thấy cũng có nhiều người không còn dám chạy ngược chiều hướng đây nữa", ông Đống nói. Còn với một tài xế như anh Võ Văn Phú (35 tuổi), đường sá thông thoáng, không kẹt xe, không tắc đường khiến công việc hàng ngày dễ thở hơn hẳn. "Tôi chạy xe công nghệ cũng hơn cả năm nay. Trước tết chạy xe tốn xăng lắm. Ví dụ bình thường mình chạy chỉ tốn có 100.000 đồng cho 13 đến 14 tiếng chạy. Tại kẹt xe với tắc đường mà lắm khi phải hết 130.000 - 150.000 đồng tiền xăng. Mà đó là trước tết thôi, sau tết đường sá thông thoáng mình đi cũng tiện, tiền xăng cũng ít đi", anh Phú chia sẻ.Theo ghi nhận của phóng viên chiều 8.2, tại các tuyến đường như Điện Biên Phủ, Phan Đăng Lưu, Bạch Đằng, Đinh Bộ Lĩnh,… khá thông thoáng trong những ngày làm việc đầu năm. Đây là những tuyến đường thường xảy ra tình trạng ùn tắc, nhất là vào khung giờ cao điểm. Theo chia sẻ của nhiều người dân, phố phường thông thoáng cũng phần nào khiến tinh thần thoải mái, việc đi làm hay đón đưa con cái cũng vì thế đỡ vất vả hơn nhiều.